
Thanh công cụ trong Google Slides trình bày sẽ giúp các bạn kiểm soát và quản lý bản thuyết trình tốt hơn khi trình bày trước các cuộc họp hoặc lớp học. Hiểu được điều này, mới đây, Google Slides đã cập nhật nhiều tùy chọn của thanh công cụ và có những thay đổi đối với chúng để người dùng có thể dễ dàng sử dụng, điều khiển và thực hiện các thao tác trong quá trình trình chiếu. Để sử dụng hiệu quả những tính năng mới của Google Slides, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách sử dụng Google Slides Toolbar nhé!
Hướng dẫn dùng thanh công cụ Google Slides
Bước 1 mở slide
Mở slide trình bày trên Google Slides sau đó bạn nhấn vào nút Bắt đầu trình bày. Ở phía dưới màn hình góc bên trái chúng ta sẽ nhìn thấy thanh công cụ với số 1, chính là trang trình bày số 1. Khi nhấn vào số 1 sẽ hiển thị danh sách các trang trình bày có trong slide thuyết trình. Qua danh sách này chúng ta có thể điều hướng đến trang trình bày khác nhanh hơn, bên cạnh việc mở lần lượt bằng biểu tượng mũi tên.
Bước 2 mở menu
Tiếp tục nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm để mở menu bổ sung với nhiều tùy chọn hơn. Chẳng hạn với mục Mở ghi chú của người thuyết trình. Lúc này bạn sẽ được chuyển sang giao diện mới với đầy đủ ghi chú đã tạo cho từng trang trình bày.
Bước 3 bật con trỏ laser
Tiếp đến bạn nhấn vào Bật con trỏ laser sẽ hiển thị chấm tròn đỏ trên màn hình và chấm tròn đỏ này sẽ thay thế cho biểu tượng trỏ chuột. Để tắt thì bạn chỉ cần nhấn vào phím L.
Bước 4 tùy chọn thời gian
Nhấn vào tùy chọn Tự động phát sẽ hiển thị menu với các tùy chọn thời gian tự động phát.
Bước 5 nhập bài thuyết trình
Nhập một bài thuyết trình PowerPoint vào Google Slides thật dễ dàng với các bước: chọn “File” và “Import slides”, sau đấy click tab “Upload”.
Liên kết Slide
Bạn có thể đã biết tới tính năng sao chép và dán toàn bộ slide, nhưng lại thường bỏ qua công cụ liên kết slide từ bài thuyết trình khác. Sao chép và dán slide từ bài thuyết trình khác cực hữu ích nhưng nếu slide đó thay đổi, nó sẽ không được cập nhật vào bài thuyết trình của bạn. Liên kết slide đảm bảo mọi thay đổi đều được update vào nội dung của bạn. Để tận dụng tính năng này, hãy sao chép và dán dữ liệu như bình thường, nhưng khi dán slide, hãy chọn “Link slides” từ box tùy chọn hiện ra.
Chèn video
Với Google Slides thật dễ dàng để chèn video YouTube và file clip vào bài thuyết trình. Nếu đang live stream trên kênh online thì đây là tính năng chắc chắn bạn muốn tận dụng. Để thêm video, tới “Insert’ ở menu phía trên cùng, chọn “Video”.
Làm việc cùng đồng đội
犀利士
“https://xuhuongthegioi.com/wp-content/uploads/2021/05/3……png” alt=”Làm việc cùng đồng đội” width=”1600″ height=”900″ />
Nếu đang làm việc với người khác, tạo một thư mục chia sẻ từ Google. Nó sẽ giúp bạn sắp xếp dữ liệu tốt hơn. Tại đây, bạn có thể dễ dàng thêm ảnh, tài liệu đang dùng trong bài thuyết trình. Để làm điều này, hãy tới Google Drive. Click chuột phải vào thư mục muốn chia sẻ. Rồi chọn “Share”. Mọi người có thể truy cập tài liệu chia sẻ qua liên kết URL.
Skip slide
Nếu không muốn có vài bài thuyết trình nào đó vì những lí do khác nhau hay muốn tái sử dụng chúng. Nhưng bạn không muốn duyệt các chủ đề giống nhau. Lúc này, tính năng Skip slide thực sự hữu ích. Nhờ nó, bạn có thể bỏ qua những nội dung không mong muốn. Để sử dụng tính năng này, hãy click vào “Slide” ở top menu, nhấn “Skip slide”.
Nguồn: Quantrimang.com